Email : zoe.nguyenman@gmail.com (Khoa) - Juliapham12@gmail.com (Thuỷ) - Otis.nguyenman@gmail.com (Phú)
Hotline : 0983.803.731 (Khoa) - 0937.154.526 (Thuỷ) - 0867804699 (Phú)
vi en
Tin tức

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SƠN TĨNH ĐIỆN

Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi, công nghiệp hàng hải, xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng…ngành sơn tĩnh điện cũng là một ngành rất phổ biến khi mà các công ty cũng như các trang thiết bị máy móc sản xuất đang ngày một nhiều và nhu cầu sử dụng dịch vụ này cũng ngày càng cao.

Sơn tĩnh điện được chia làm hai loại khác nhau đó là sơn tĩnh điện nước và sơn tĩnh điện khô, hai dạng này tuy khác nhau về cách thức thi công nhưng cùng có một đặc điểm chung đó chính là đem lại sự đa dạng vè màu sắc, đa dạng về mẫu mã, đa dạng về sự lựa chọn cũng như là để bảo vệ tốt nhất cho bề mặt của các sản phẩm được sơn tĩnh điện. Và để thực hiện điều đó thì hiện nay qua nhiều quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra những phương pháp hữu hiệu để kiểm tra chất lượng sơn tĩnh điện một cách khoa học và hiệu quả nhất. Và sau đây là những phương pháp kiểm tra chất lượng sơn tĩnh điện một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

sơn tĩnh điện bình dương

Kiểm tra chất lượng màu sơn tĩnh điện:

có 3 phương pháp kiểm tr chất lượng màu sơn tĩnh điện

Dùng dụng cụ máy móc kiểm tra màu sơn tĩnh điện

Quan sát băng mắt thường, so sách với màu sơn tĩnh điện mẫu

Kiểm tra thông qua nghiên cứu tại phòng thí nghiệm

Không gian ánh sáng chuẩn để kiểm tra chất lượng màu sơn tĩnh điện chính xác nhất.

son tinh dien nguyen man

Kiểm tra độ phủ của sơn tĩnh điện:

Để kiểm tra độ phủ của lớp sơn tĩnh điện thì chúng ta thường sử dụng Panel đen trắng để xác định độ che phủ của sơn tĩnh điện.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

Kiểm tra độ bóng trong sơn tĩnh điện:  

Có nhiều phương pháp để kiểm tra độ bóng của màu sơn tĩnh điện nhưng phương pháp tối ưu nhất vẫn là sử dụng máy đo độ bóng ở nhiều góc độ khác nhau

Góc 20 độ: Dùng khi đo độ bóng bề mặt sơn tĩnh điện có độ bóng bề mặt cao.

Góc 60 độ: Góc được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sơn tĩnh điện.

Góc 85 độ: Dùng khi đo độ bóng bề mặt sơn tĩnh điện có độ bóng bề mặt thấp.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

 

Kiểm tra độ dày lớp sơn:

 

Để kiểm tra độ dày màng sơn thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị để kiểm tra và nó gần như là công việc đơn giản nhanh chóng và dễ dàng nhất. Kiểm tra độ dày màng sơn bằng thiết bị điện tử với màng nhựa chuẩn, kỹ thuật laser, lược cào hoặc quan sát bằng mắt thường trước khi đưa vào lò sấy sơn tĩnh điện. Sau khi sấy chúng ta dùng thiết bị điện tử với màng nhựa chuẩn.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

Kiểm tra lỗi trên bề mặt sơn tĩnh điện:

Trong quá trình sơn tĩnh điện trải qua nhiều thao tác, nhiều công đoạn thì se không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình sơn tĩnh điện bởi vậy việc kiểm tra bề mặt sơn tĩnh điện là một công việc hết sức cần thiết và sau đây là một số lỗi thường gặp trong quá trình sơn tĩnh điện.

Lỗ kim châm: Do sự thoát khí từ màng sơn hoặc vật được sơn, bề mặt bị nhiễm bẩn, bột sơn tĩnh điện bị ẩm,…

Lỗ bóng li ti: Do những loại bột khác, từ lò sấy, bụi bẩn từ môi trường,…

Lỗ bong bóng: Bề mặt bị nhiễm các chất như silicone, acrylics, dầu hoặc nhớt và một số chất khác không tương thích với bột sơn tĩnh điện.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

 

Kiểm tra độ va đập sơn tĩnh điện:

 

Đo độ biến dạng của lớp sơn phủ

Tiến hành kiểm tra tại mặt trước và mặt sau của tấm sơn mẫu

Độ dày màng sơn nên theo tiêu chuẩn (60-80 microns)

Khả năng chịu va đập được xác định bằng trọng lượng của quả đập và chiều cao tối đa mà màng sơn không bị vỡ (inch x pounds hoặc Joule).

Kiểm tra độ dẻo màng sơn

Kiểm tra độ dẻo/đàn hồi Cupping hoặc Erichsen

Xác định độ dẻo/đàn hồi của màng sơn bằng cách làm biến dạng từ từ màng sơn. Một viên bi được ép vào tấm sơn mẫu và được đẩy sâu vào cho đến khi xuất hiện vết rạn, ghi lại kết quả chiều dài đã đẩy được.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

 

Kiểm tra độ uốn cong trong sơn tĩnh điện:

 

Dùng tay bẻ cong ở một mức độ nhất định hoặc dùng dụng cụ hình nón đo độ uốn cong màng sơn (Conical) hay hình trụ (Mandrel).

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

 

Kiểm tra độ cứng màng sơn:

 

Có 3 cách để kiểm tra độ cứng màng sơn thông dụng nhất đó là:

Dùng Bút chì: Phương pháp được tiến hành bằng cách vạch bút chì với độ cứng khác nhau lên bề mặt màng sơn.

Dùng Dur-O-Test: Dụng cụ gồm một ống tròn, bên trong có lò xo áp lực trượt trên một rãnh.

Dùng Buchholz: Độ cứng màng sơn được xác định bằng khả năng màng sơn chống trầy xước từ một vật nặng sắc cạnh.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

Kiểm tra bằng chất tẩy rửa:

 

Kiểm tra khả năng chống ẩm: Các tấm mẫu đã sơn được đặt trong với nồng độ ẩm, nhiệt độ và thời gian xác định.

Khả năng chịu tác động của môi trường

Kiểm tra khả năng kháng muối: Các tấm mẫu đã sơn được nhúng trong dung dịch muối với nồng độ, nhiệt độ và thời gian xác định.

Kiểm tra khả năng chống ẩm: Các tấm mẫu đã sơn được đặt trong với nồng độ ẩm, nhiệt độ và thời gian xác định.

Kiểm tra khả năng chống tia cực tím (tia UV): Các tấm mẫu được đặt trong môi trường tia cực tím để xác định khả năng giữ độ bóng và khả năng bền màu.

Thử các chất tẩy rửa khác nhau trên màng sơn. Các thông số như nồng độ, nhiệt độ, thời gian là các yếu tố chính để đánh giá.

son tinh dien nguyen man

Kiểm tra độ bám dính sơn tĩnh điện:

 

Độ bám dính theo kiễu mắt lưới (Cross-cut test): Khả năng bám dính của sơn lên vật thể khi bị cắt theo kiểu mắt lưới, dán băng keo vào và giật ra.

Độ bám dính theo kiểu dán (Pull-off test): Kiểm tra độ bám dính giữa lớp sơn với vật thể được sơn bằng cách dán các nút lên mặt sơn bằng keo rồi giật mạnh ra.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

Kiểm tra nhiệt độ sấy sơn tĩnh điện:

Để kiểm tra mức độ sấy ta dùng MEK (Methyl-Ethyl-Ketone). Đây là kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng để kiểm tra màng sơn đã sấy đủ hay chưa. Ta dùng mẫu chuẩn để đối chứng và đối chiếu trên mẫu thực tế đã được sơn.

sơn tĩnh điện nguyễn mẫn

Kiểm tra độ bám dính vết bẩn sơn tĩnh điện:

Màng sơn được vấy bẩn bằng một số đốm. Thời gian và nhiệt độ sẽ tuỳ thuộc vào từng loại chất gây bẩn, đặc điểm kỹ thuật của chất gây bẩn,… Khả năng chống bay màu và màng sơn bị mềm như thế nào sẽ được đánh giá.

Fanpage Facebook
video clip
tin tức
COPPYRIGHT 2016 NGUYENMAN All right revered. Design by Nina
Hotline: 0983803731
Chỉ đường SMS: 0983803731